Quy trình thu hái, chế biến và bảo quản cà phê nhân đúng chuẩn
- Người viết: Aeroco Coffee lúc
- Blog chia sẻ
Việc quyết định năng suất, chất lượng thành phẩm cà phê sau mỗi mùa thu hoạch đều dựa vào quy trình thu hái, chế biến và bảo quản cà phê nhân đúng chuẩn. Hãy cùng Aeroco Coffee tìm hiểu quy trình đó được thực hiện như nào nhé!
►Xem thêm: Nguồn cung cấp cà phê nhân mà không phải ai cũng biết
Quy trình thu hoạch cà phê
Trước khi thu hoạch, cần phải xác định cà phê chín chuẩn, để hạt cà phê đạt chuẩn thì phải để quả chín đỏ hoặc chín vừa. Không thu hoạch quả xanh hoặc quả quá chín và không để chung quả xanh cùng với quả khô, vì nó là nguyên nhân làm cà phê mất vị ngon, cũng như tạo điều kiện cho nấm mốc và độc tố phát triển.
Cà phê nhân sẽ bị giảm chất lượng nếu như ủ quá 24 giờ, nên thu hoạch cà phê khi nào thì chế biến ngay ngày hôm đó. Khi hái cà phê cần phải bảo vệ cành lá và nụ mầm. Phương tiện vận chuyển quả cà phê phải bảo đảm hoàn toàn sạch sẽ. Nếu trường hợp không vận chuyển được, thì phải đổ quả cà phê trên nền khô ráo, thoáng mát và không được đổ dày quá 40cm.
Thu hoạch cà phê nhân
Chế biến cà phê
Có hai cách chế biến cà phê nhân cơ bản, đó là chế biến khô và chế biến ướt. Ngoài ra, còn có phương pháp chế biến cà phê nhân nửa ướt.
Chế biến cafe nhân khô
Đem phơi khô quả cà phê cho đến khi độ ẩm còn 12 - 13%. Một mẻ cà phê khi phơi khô thường mất khoảng 20 - 35 ngày. Cuối cùng là đưa cà phê vào máy xay nát, loại bỏ vỏ trấu để cho ra thành phẩm cà phê nhân. Phương pháp này có một nhược điểm là hương vị của cà phê bị giảm, hạt dễ bị mốc, vì hạt cà phê lâu khô.
Phơi cà phê nhân đúng chuẩn
Chế biến cà phê nhân ướt
- Bước 1: Làm sạch và loại bỏ những quả xanh, quả khô, tạp chất để tránh trường hợp chế biến ra cà phê nhân chất lượng.
- Bước 2: Cho vào máy thủ công để tách sạch hết các vỏ còn trấu.
- Bước 3: Ngâm và rửa cà phê để loại bỏ lớp nhớt bên ngoài lớp vỏ trấu. Đem ủ lên men, đặc biệt không dùng đồ vật kim loại để ủ cà phê. Sau khi loại bỏ lớp nhớt, rửa sạch để cho ra cà phê thóc ướt. Sau đó phơi sấy khô đến khi độ ẩm dưới 10 - 12% thì gọi là cà phê thóc sấy khô.
- Bước 4: Tiếp tục sấy khô, loại bỏ vỏ trấu, đánh bóng sẽ thu được cà phê nhân, cà phê sẽ được phân loại để đóng bao bì bảo quản trước khi được xuất khẩu rang xay.
Cà phê nhân được lên men
Chế biến cafe nhân nửa ướt
Ở phương pháp này, sau khi thu hoạch thì cho vào máy thủ công để đánh sạch một phần nhớt rồi đem phơi khô. Sau đó chỉ cần rửa sạch sẽ hoàn toàn mà không cần phải ủ lên men.
►Xem thêm: 99% người dùng không biết về cà phê nhân xanh
Bảo quản cà phê
Cà phê sấy khô phải được đựng trong thùng sạch và thoáng khí, không được để bị ẩm. Độ ẩm phải không quá 12,5% để tránh việc cà phê bị mốc, mất mùi. Không để cà phê trực tiếp trên nền đất và sát tường. Không dùng bao nhựa để chứa cà phê, và cà phê trong bao không được quá đầy. Không để cà phê khô bị ướt trở lại.
Bảo quản cà phê nhân
►Xem thêm: Tác dụng của cà phê nhân đối với sức khỏe
Đó là những kiến thức về quy trình thu hái, chế biến và bảo quản cà phê nhân đúng chuẩn mà Aeroco Coffee đã cho bạn biết. Bạn có biết thêm điều gì về quy trình chế biến cà phê nhân này nữa không? Hãy nói cho chúng tôi biết nhé!