# Tin tức-Sự kiện
# Tin tức
Ly cà phê và ba giai đoạn làm giàu
Tuy nhiên, Jaspreet Singh cho rằng chi tiêu thận trọng đóng vai trò rất quan trọng. Ông kể câu chuyện về cha mẹ mình, những người Ấn Độ nhập cư sau nhiều thập kỷ ở Mỹ đã quyết định thưởng thức thú vui hiếm hoi: Ra nhà hàng uống cà phê. Mẹ của Singh rất ngạc nhiên khi giá của hai tách cà phê và một món tráng miệng là 10 USD, thêm một tách nữa số tiền lên tới 15 USD.
Singh chia sẻ câu chuyện này để bắt đầu cuộc thảo luận về các khoản chi tiêu hàng ngày, chẳng hạn như cà phê và trà, đồ uống mà nhiều người luôn coi là tầm thường. Ông chỉ ra rằng, chính những khoản chi tiêu nhỏ này có thể làm cạn kiệt tài chính một cách tinh vi, đặc biệt là nếu bạn chưa đạt đến giai đoạn ổn định về tài chính.
"Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Vì một vết nứt nhỏ cũng có thể làm chìm cả con tàu lớn", Jaspreet Singh nói.
Ảnh minh họa:academicinfluence.com
Trong chương trình, Singh cũng giới thiệu tới ba giai đoạn xây dựng sự giàu có với các hành động và ưu tiên cụ thể.
Giai đoạn một: Nền tảng
Giai đoạn đầu là về thiết lập mạng lưới an toàn tài chính, tập trung vào việc tiết kiệm những khoản tiền đầu tiên và xóa bỏ khoản nợ lãi suất cao.
Nếu tài chính của bạn đang ở giai đoạn này, việc chi tiêu tùy ý cho những thứ như cà phê hoặc trà có thương hiệu không chỉ là xa xỉ mà còn là trở ngại tiềm ẩn. Những mặt hàng có vẻ nhỏ nhặt nhưng thường xuyên tại thời điểm này có thể trở thành một khoản tiền đáng kể theo thời gian.
"Khi bạn chưa giàu thì đừng uống cà phê sang chảnh, hãy để tiền đó thành một khoản tiết kiệm kha khá", Jaspreet Singh nói.
Giai đoạn hai: Xây dựng và phát triển
Sau khi đảm bảo nền tảng tài chính, giai đoạn tiếp theo liên quan đến việc tạo ra một hệ thống tài chính vững chắc, trong đó Singh gợi ý quy tắc 75/15/10 nhằm quản lý thu nhập, trong đó 75% thu nhập cho chi phí hàng ngày như tiền thuê nhà, mua bán nhu yếu phẩm cần thiết; 15% cho đầu tư cổ phiếu, bất động sản; 10% tiết kiệm cho các khoản phát sinh bất ngờ.
"Nếu bạn đang ở giai đoạn này, việc thưởng thức một tách cà phê Starbucks có thể vẫn hợp lý, miễn là nó phù hợp với ngân sách chi tiêu được phân bổ", Jaspreet Singh nói.
Theo Singh, lúc này nên chú trọng vào "Big 3" bao gồm chi phí nhà ở, đi lại và thực phẩm, bởi chiếm gần 70% ngân sách trung bình của một hộ gia đình. Đây là nơi có thể tìm cách cắt giảm chi phí và dùng khoản tiền đó tiết kiệm.
Giai đoạn ba: Tự do tài chính
Trong giai đoạn này, thu nhập đã vượt quá chi phí sinh hoạt cơ bản, mang đến cho bạn sự tự do tài chính để tận hưởng những thứ xa xỉ trong cuộc sống, như tách cà phê hảo hạng mà không phải lo lắng về tài chính.
Singh nhấn mạnh, ở giai đoạn này chi phí mua một cốc cà phê hay một cốc trà không còn phải cân nhắc nhưng có những quyết định quan trọng hơn vẫn trực tiếp tác động mạnh đến hành trình làm giàu. Ông chỉ ra những khoản chi như xe hơi sang trọng, căn hộ cao cấp hay đồ nội thất đắt tiền có khả năng gây tổn hại đến tài chính.
"Sự giàu có không chỉ nằm ở số tiền kiếm được, mà còn ở cách chi tiêu khôn ngoan như thế nào". Jaspreet Singh nhấn mạnh, mỗi cốc cà phê hay những khoản mua sắm nhỏ đều phản ánh ưu tiên ở những giai đoạn tài chính khác nhau.
Bản chất của sự khôn ngoan về tài chính, theo vị chuyên gia nằm ở việc nhận ra khi nào và ở đâu nên tiêu tiền. "Nên bắt đầu bằng cách hiểu tình hình tài chính hiện tại, sau đó đưa ra quyết định phù hợp với thu nhập và mục tiêu của mình", vị chuyên gia nói.
TÌM KIẾM
Tìm kiếm
Bài viết nhiều người quan tâm
Khám phá cà phê hữu cơ là gì? Cà phê hữu cơ được trồng như thế nào?
Tại sao chúng ta thèm cà phê?
Bốn lưu ý khi uống cà phê tốt cho sức khỏe
Máy xay cà phê ảnh hưởng đến chất lượng của ly cà phê như thế nào?
Gen của bạn có ảnh hưởng đến lượng cà phê cơ thể hấp thu không?
Văn hóa uống cà phê của các nước trên thế giới