Tìm hiểu tất tần tật về cà phê nhân xanh

Chắc hẳn nhiều người đã nghe qua cái tên cà phê nhân xanh. Nhưng bạn có thật sự hiểu rõ về nó? Để có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm hay tất cả những gì liên quan đến giống cà phê này, Aeroco Coffee sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

Cà phê nhân xanh là gì? 

Cà phê nhân xanh

Về bản chất, cà phê nhân xanh còn được gọi là cà phê tươi là loại cà phê chưa được rang chín, có màu xanh tự nhiên và chưa qua quá trình xử lý nào. 

Thời gian bảo quản lượng cà phê này khá dài, không lo ẩm mốc nhờ đổ ẩm đạt ở mức từ 12 đến 13%.

Cà phê nhân xanh có bao nhiêu loại? 

Cà phê nhân xanh được chia thành nhiều loại dựa vào kích cỡ, chủng loại và cách chế biến khác nhau. 

Theo kích cỡ:

Hạt cà phê sau khi được làm khô thì sẽ chia thành hạt và vỏ trấu. Phần hạt này ban đầu chưa được sàng ra thành các kích cỡ hạt khác nhau nên được gọi là cà phê xô.

Tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng mà hạt cà phê nhân xanh sẽ được sàng với các kích cỡ khác nhau từ sàng 13 đến sàng 20. Các loại sàng 16, sàng 18, sàng 19 và sàng 20 là các loại chất lượng cao và thường được dùng để làm cà phê hạt rang. Các loại sàng nhỏ hơn như sàng 14 và sàng 15 thường được dùng để làm các nguyên liệu trộn để giảm giá thành. Và cuối cùng là loại sàng 13 - loại sàng nhỏ nhất được dùng vào ngành chế biến cà phê hòa tan. 

Theo chủng loại:

Về cơ bản thì cà phê nhân xanh được chia thành hai loại gồm Arabica và Robusta:

  • Cà phê nhân Arabica hay còn được gọi là cà phê chè. Thường được trồng ở những nơi cao, thoáng đãng. Loại cà phê này thì có hương vị thơm thoang thoảng, hậu vị ít đắng và thanh thoát, mang đến cho người thưởng thức cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn. Và đây là đặc điểm của Arabica ghi điểm với người dùng.

  • Cà phê nhân Robusta thì khác, loại cây này ưa nắng, được trồng ở những vùng núi thấp và phù hợp với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới. Loại cà phê này thì chứa hàm lượng caffein khá cao. Hương vị của nó khá nồng nàn, đậm mùi, phù hợp cho những người có cá tính mạnh mẽ. 

Theo phương pháp chế biến:

Hiện nay đang có 3 phương pháp chế biến cà phê nhân xanh cơ bản sau:

  • Sơ chế ướt: Trái cà phê sau khi được thu hoạch sẽ tách lấy vỏ ngay và vẫn đang còn độ ẩm. Tiếp theo phần nhân sẽ được rửa sạch để lấy đi hết phần thịt còn bám vào, rồi mới làm khô cà phê. Phương pháp này đòi hỏi phải có các thiết bị máy móc chuyên dụng, và hạt cà phê sẽ có chất lượng tốt hơn, giá trị thương mại cũng cao hơn. 

  • Sơ chế khô tự nhiên: Khi thu hoạch về, trái cà phê sẽ được mang đi phơi khô ngay lập tức dưới ánh nắng mặt trời. Đây là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất hiện nay. Theo phương pháp này, hạt cà phê nhân xanh sẽ giữ lại được nguyên phần thịt bên trong nên hương vị sẽ tự nhiên nhất. Tùy vào loại cà phê mà giai đoạn chế biến lúc sau sẽ khác nhau.

  • Sơ chế Honey: Phương pháp này là cà phê đã thu hoạch về sẽ được cho ngay vào máy để tách vỏ. Sau khi tách thì phần nhân vẫn còn giữ được một độ nhớt nhất định do vẫn còn phần thịt bám vào nhân. Tùy vào loại cà phê chế biến mà việc làm sạch lượng phần thịt còn bám vào nhân hay quy trình sấy khô sẽ khác nhau. 

► Xem thêm: Quy trình chăm sóc sơ chế cà phê tại Aeroco Farm

Bảo quản cà phê nhân xanh như thế nào mới đúng cách?

Thời gian bảo quản cà phê nhân khá dài mà không sợ bị mất hương vị, bởi vì nó có độ ẩm khá thấp (12% - 13%). Tuy là thời gian bảo quản dài nhưng cũng có thể xảy ra những trường hợp hư hại, vậy để bảo quản đúng cách cần chú ý những đặc điểm sau:

Bảo quản bằng bao:

Bảo quản cà phê bằng bao

  • Độ ẩm cà phê nhân trước khi cho vào bao để bảo quản cần đảm bảo độ ẩm của cà phê dưới 13%.

  • Tạp chất trong cà phê càng ít càng tốt, tốt nhất là vào khoảng dưới 0,5%.

  • Nơi chứa cà phê nhân xanh được cách nhiệt và độ ẩm tốt, sát trùng và vệ sinh kho sạch sẽ trước khi đưa vào bảo quản. 

  • Bao cà phê cần được cách nền và tường một khoảng nhất định, không nên đặt trực tiếp để tránh ẩm ướt. 

  • Nên đảo thứ tự xếp bao 3 tuần một lần để tránh hiện tượng bao dưới bị nén chặt do trong lượng của các bao trên. 

Bảo quản rời trong các xi lô:

  • Với cách bảo quản này cà phê nhân xanh sẽ được nằm gọn trong các xi lô bằng tôn, bê tông hoặc gỗ tốt khép kín. Bằng cách này có thể tiết kiệm được bao bì, thời gian bảo quản lâu hơn, tiết kiệm được thể tích kho và giảm được hiện tượng cà phê bị nén. 

►Xem thêm: Đắk Lắk - vùng đất có các loại cafe ngon nhất ở Việt Nam

Hãy cùng Aeroco Coffee cập nhật thường xuyên những kiến thức hữu ích về cà phê nhé. 

← Bài trước Bài sau →

Đăng ký nhận tin

Đăng ký Email để được nhận thông tin về các chương trình ưu đãi từ AEROCO COFFEE