Làm sao để bảo quản cà phê nhân đúng cách? Tiêu chuẩn để bảo quản cà phê nhân.

Cà phê nhân là cà phê hạt chưa rang. Quả cà phê tươi, chín đỏ (coffee cherries) sẽ được thu hoạch từ nhà vườn về. Sau khi phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy và trải qua công đoạn tách vỏ sẽ cho ra hạt cà phê nhân. Trong tiếng Anh cà phê nhân được gọi là green coffee. Còn ở Việt Nam loại này còn được gọi là cà phê xanh hay cà phê sống. 

 

Lam-sao-de-bao-quan-ca-phe-nhan-dung-cach-Tieu-chuan-de-bao-quan-ca-phe-nhan

Cà phê khi chín chuyển màu từ xanh sang đỏ. Nguồn: Internet

Có hai loại cà phê nhân là: Arabica và Robusta với các sàng và kích cỡ khác nhau. Trong điều kiện phát triển bình thường, một quả cà phê thường cho hai nhân.

Vậy cà phê nhân được bảo quản như thế nào để không làm mất đi chất lượng cũng như ảnh hưởng đến mùi vị của thành phẩm? Hãy cùng theo chân Aeroco Coffee tìm hiểu điều này nhé.

Bảo quản và tiêu chuẩn bảo quản cà phê nhân đúng cách.

Cà phê nhân cực kỳ dễ hấp thụ độ ẩm và mùi từ môi trường xung quanh chúng. Chính vì vậy mà chúng ta phải cẩn thận trong khâu bảo quản và vận chuyển. Đặc biệt là các chủ trang trại, nhà sản xuất và nhà máy rang xay cũng nên lưu ý đến các yêu tố như độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ.

Lam-sao-de-bao-quan-ca-phe-nhan-dung-cach-Tieu-chuan-de-bao-quan-ca-phe-nhan

Cà phê nhân. Nguồn: Internet

1. Độ ẩm

Cà phê nhân có thể bị mốc khi quá ẩm, trong khi cà phê nhân quá khô có thể làm mất hương vị và mùi thơm. Theo ICO – International Coffee Organization, độ ẩm để bảo quản cà phê nhân tiêu chuẩn là từ 11% – 12.5%.

Một điều quan trọng khác cần lưu ý là độ ẩm phải luôn cố định trong thời gian lưu trữ. Có nghĩa là bạn không chỉ phải kiểm soát nhiệt độ kho xưởng mà cả trong quá trình vận chuyển. Oxy cũng là một yếu tố khiến cho cà phê của chúng ta  bị ẩm.

Trước nay cà phê nhân đều được đựng  trong bao tải bằng vải đay hoặc vải bố để vậy chuyển đi các nơi khác. Đây là những chất liệu dễ tìm và rẻ, nhưng lại không kín gió. Hơi ẩm sẽ dễ dàng xâm nhập và len lỏi qua lỗ hổng của các sợi vải vào cà phê và khiến chất lượng của chúng giảm xuống. Vì vậy, giải pháp thay thế đó là túi nhựa một lớp – đảm bảo cho lô cà phê nhân đi đến nơi an toàn mà vẫn giữ nguyên hương vị nguyên bản vốn có.

2. Yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều sẽ làm ảnh hưởng đến độ ẩm của hạt cà phê nhân. Aeroco Coffee cho rằng nhiệt độ để bảo quản cà phê nhân tốt nhất là từ 20 – 25 độ C.

3. Ánh sáng

Để bảo quản được cà phê nhân lâu hơn thì nên để nó tránh khỏi ánh sáng trực tiếp của mặt trời sau khi cà phê nhân đã đạt độ ẩm tiêu chuẩn.

4. Sâu bệnh

Các loại sâu bệnh còn sót lại trong hạt cà phê có thể tiếp tục phá hoại chúng. Các túi vải truyền thống sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh và côn trùng sinh sôi. Loại bỏ những hạt sâu bệnh bằng cách sử dụng máy bắn màu và bằng tay. Để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng còn sót những hạt bị sâu bệnh trong quá trình lưu trữ và vận chuyển.

5. Sử dụng chất liệu chứa đựng thân thiện với môi trường

Cà phê nhân có thể được chứa trong nhiều loại bao bì khác nhau. Loại vải đay thì dễ tìm kiếm và giá khá rẻ, bao bì nhựa thì lại an toàn hơn khi vận chuyển trong quãng đường xa nhưng lại không thân thiện với môi trường. Chính vì vậy chúng ta nên tìm một sản phẩm túi nhựa nhưng lại có thể tái sử dụng được nhiều lần, vì mục đích giảm thiểu rác thân thiện với môi trường.

Dưới đây là những gì mà Aeroco chia sẻ đến bạn cách bảo quản cà phê nhân đúng cách. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại những kiến thức hữu ích đối với bạn. Bạn có thể tìm thêm các sản phẩm cà phê phin của chúng tôi tại Aeroco Coffee.

← Bài trước Bài sau →

Đăng ký nhận tin

Đăng ký Email để được nhận thông tin về các chương trình ưu đãi từ AEROCO COFFEE