4 điều cần biết về cà phê đặc sản dù bạn là ai?

Định nghĩa đúng cà phê đặc sản là gì và hiểu rõ về loại cà phê này có phải là những gì mà một người yêu cà phê nên làm? Với những giá trị mà loại cà phê này mang lại đã nâng vị thế của cà phê Việt Nam lên một vị trí hoàn toàn khác. Hãy cùng Aeroco Coffee tìm hiểu.

Cà phê đặc sản là gì?

“Cà phê đặc sản” không phải một cụm từ quá xa lạ đối với những người thích uống cà phê, nhưng trong số đó không phải ai cũng định nghĩa đúng được cụm từ này, hay cũng chỉ là hiểu theo cách nôm na đây là 1 loại cà phê “ngon”.
Một định nghĩa được cho là đúng và đủ nhất về loại cà phê Specialty Coffee này là: “Đây là loại cà phê được trồng trong vùng có điều kiện tự nhiên đặc biệt, trải qua quá trình chăm sóc, thu hoạch và chế biến kỹ lưỡng. Điều kiện để loại cà phê này ra đời là phải đạt từ 80 điểm trở lên trên thang 100 điểm của Viện chất lượng cà phê thế giới (CQI) và Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới (SCA).” - phát biểu của chuyên gia Erna Knutsen, trên tạp chí Tea & Coffee Trade Journal vào năm 1974.
 

Nông trại cà phê của Aeroco Coffee

► Xem thêm: Cà phê đặc sản - Specialty Coffee

Chọn giống cà phê

Điều kiện tiêu chuẩn nhất để đánh giá đâu là cà phê đặc sản chính là hạt cà phê phải đạt từ 80 điểm trở lên về độ thử nếm. Loại cà phê được cho là đáp ứng được điều kiện này chính là cà phê Arabica với hương vị đặc trưng riêng biệt cho phân khúc cao cấp. Hàm lượng cafein trong cà phê Arabica chỉ chiếm 1-2%, thấp hơn so với cà phê Robusta.
Giống cà phê Arabica thông qua sàng lọc, lựa chọn giống thích hợp sẽ được trồng trong điều kiện đất đai, khí hậu đạt chuẩn. Chính vì thế, sản lượng thu hoạch được sẽ không cao và không được duy trì liên tục. 

Giống cà phê đặc sản Arabica

► Xem thêm: Những điều thú vị bạn nên biết về cà phê Arabica

Phương pháp chế biến

Trồng và chăm sóc đã khó, nhưng để cho ra đời những hạt cà phê ngon, đạt điều kiện chuẩn thì quy trình chế biến cũng không kém phần quan trọng. Hạt cà phê được tuyển chọn kỹ lưỡng, sau đó được đưa đến nhà máy để chế biến. Có 3 phương pháp phổ biến như sau:

Chế biến ướt

Đây là phương pháp chế biến phổ biến nhất nhưng lại rất tốn kém. Phương pháp này thường được sử dụng ở các nước như Trung Mỹ và Nam Mỹ. Đúng với tên gọi của mình, hạt cà phê sau khi được đưa về nhà máy sẽ được loại bỏ lớp vỏ bên ngoài và ngâm trong nước, sau đó lên men và cuối cùng được đưa đi sấy khô. Quá trình này diễn ra dưới sự hoạt động của các loại máy móc hiện đại vì vậy chi phí chế biến vô cùng tốn kém.

Chế biến khô

Phương pháp này thường được áp dụng ở những vùng khô hạn hoặc nơi thiếu nguồn nước, đặc biệt là các nước tại Châu Phi như Yemen, Ethiopia. Hạt cà phê sau khi được thu hoạch được chế biến hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên. Cụ thể, hạt cà phê sẽ được phơi dưới ánh nắng trong vài tuần, đến khi hoàn toàn khô hẳn. Sau đó trải qua quá trình xay vỏ và tách hạt để có được những hạt cà phê thành phẩm ra đời. Chính nhờ phương phương pháp chế biến hoàn toàn “thiên nhiên” như vậy nên hạt cà phê có hương thơm ngọt ngào pha chút nắng gió.

Phương pháp chế biến cà phê khô trong nhà kính

Chế biến “mật ong”

Phương pháp nghe tên có phần thú vị và lạ lẫm này thực chất là sự kết hợp của 2 phương pháp chế biến ướt và chế biến khô. Chế biến “mật ong” đặc biệt ở chỗ sau khi loại bỏ lớp vỏ, chất nhầy trên bề mặt hạt cà phê được giữ lại. Sau quá trình lên men ngắn (12 giờ), hạt cà phê được trực tiếp mang đi phơi khô.
Mỗi phương pháp chế biến đều có đặc điểm riêng, nhưng kết quả đều cho ra những hạt cà phê đặc sản hoàn toàn đồng nhất về chất lượng.

► Xem thêm: Sản xuất cà phê hướng tới phân khúc đặc sản

Giá cả

Chất lượng và sự khan hiếm đi đôi với giá cả của sản phẩm. Chính vì được chọn lọc giống khắt khe, quá trình trồng trọt và chăm sóc vô cùng công phu, chế biến và bảo quản bởi máy móc và công nghệ hiện đại, giá cà phê đặc sản thường cao hơn nhiều so với cà phê thông thường.
Mặc dù giá cao nhưng không vì thế mà nhu cầu của khách hàng giảm xuống. Điều này dẫn đến các loại cà phê ở phân khúc thấp, được dán nhãn hiệu và bán với mức giá cao ngất ngưởng. Hiểu ý khách hàng, Aeroco Coffee đã ra đời từ đó, mang đến thương hiệu với giá trị thật khiến khách hàng hài lòng.

Giá trị mang lại

Kinh doanh cà phê không chỉ đơn thuần vì lợi nhuận mà còn là đam mê, tâm huyết của người kinh doanh.
Cà phê thông thường được bán ra chỉ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng như giúp tỉnh táo hay giải khát, lợi nhuận mang lại cao. Ngược lại, người kinh doanh cà phê đặc sản luôn luôn đặt mình trong tâm thế là người giữ “nhiệt huyết” cho nghề, từ đó đưa cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, mang lại những giá trị to lớn về tinh thần cho người thưởng thức cà phê.

► Xem thêm: Tuyên ngôn Cà phê

Cà phê đặc sản ngày nay đã không còn là một cái tên lạ đối với chúng ta, chính những sự đặc biệt của loại cà phê này mà nó được đánh giá cao dù trong nước hay quốc tế. Từ đó các thương hiệu cung cấp loại cà phê này ra đời, trong đó có Aeroco Coffee - thương hiệu được tin dùng trong nhiều năm liền, với sứ mệnh mang lại giá trị đích thực cho người tiêu dùng cà phê Việt.

 
 
← Bài trước Bài sau →

Đăng ký nhận tin

Đăng ký Email để được nhận thông tin về các chương trình ưu đãi từ AEROCO COFFEE