Cà phê nhân là gì? Quy trình chế biến quả cà phê thành cà phê nhân

Chắc có lẽ đối với các tín đồ yêu cà phê thì “cà phê nhân” là từ khóa vô cùng quen thuộc. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu biết cặn kẽ về thức uống mà mình yêu thích chưa? Hãy cùng theo chân Aeroco Coffee tìm hiểu tất tần tật về cà phê nhân và quy trình chế biến của nó nhé!

Cà phê nhân là gì?

Cà phê nhân (hay còn được gọi là cà phê sống hay cà phê nhân xanh) là những hạt cà phê màu xanh trước khi được mang đi rang hoặc xay hay còn được gọi là cà phê sống. Đây là thành phẩm của quá trình sơ chế từ quả cà phê tươi, sau khi thu hoạch đem cà phê đi phơi dưới ánh nắng mặt trời cho khô và ráo. Sau đó, cho cà phê xay và tách vỏ thì sẽ thu được thành quả.

►Xem thêm: Cùng Aeroco Coffee tìm hiểu cà phê robusta, hương vị và cách pha chế

Cà phê nhân là gì bạn đã biết chưa?

Quy trình chế biến quả cà phê thành cà phê nhân

Chế biến theo phương pháp ướt

Bước 1: Thu hoạch quả cà phê chín. Sau đó, loại bỏ các tạp chất bằng cách cho tất cả cà phê vào một bể nước lớn, khi làm như vậy thì những quả nào bị hỏng sẽ nổi lên trên mặt nước và những quả đạt yêu cầu sẽ chìm xuống dưới, giúp chúng ta dễ dàng phân biệt hơn.

Bước 2: Bỏ vỏ cà phê và nhớ là chà xát để tách hạt nhân ra khỏi vỏ và phần thịt nhé. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến hương vị cà phê khi thành phẩm đấy!

Bước 3: Tiếp theo bắt đầu lên men rồi loại bỏ các chất nhờn. Công đoạn này giúp ta đảm bảo quá trình bảo quản cũng như sẽ không làm ảnh hưởng đến việc chế biến cà phê.

Bước 4: Sau khi loại bỏ hết chất nhầy, đem cà phê đi sấy khô với nhiệt độ thích hợp để chất lượng của cà phê không bị ảnh hưởng.

 

Quả cà phê trước khi được chế biến

►Xem thêm: Bật mí 11 tác dụng của cà phê có thể bạn chưa biết

Chế biến cà phê nhân theo phương pháp khô  

Bước 1: Đầu tiên, vẫn thu hoạch cà phê và bỏ đi những dị vật như lá, cành,..

Bước 2: Tiếp đến, mang cà phê đi phơi nắng trong khoảng tầm 30 ngày cho đến khi độ ẩm của cà phê giảm xuống còn khoảng 12%. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng máy sấy làm cho cà phê khô ráo hơn.

Bước 3: Chúng ta sẽ xay quả cà phê rồi tách vỏ và nhớ là chỉ lấy phần nhân bên trong thôi nhé!

Bước 4: Loại bỏ các tạp chất và chia loại nhân cà phê theo kích thước.

Bước 5: Ở bước này, ta tiến hành rang, xay và đóng gói bảo quản cà phê.

Chế biến cà phê nhân theo phương pháp Honey (mật ong)

Ở phương pháp này, chúng ta chỉ nên chọn những quả cà phê chín khi thu hoạch, vì khi đó lượng đường trong quả cà phê đạt ở mức chất lượng nhất thì mới có thể đưa vào chế biến. Sau đó, cà phê sẽ được cho luôn vào máy tách vỏ. Sau khi tách thì phần nhân vẫn còn độ nhầy, nên sẽ mang cà phê đi phơi khô để hạ độ ẩm xuống. Tùy vào từng loại cà phê mà quá trình làm sạch và sấy khô sẽ không giống nhau.

Cà phê nhân được rang theo những mức độ khác nhau

Lưu ý khi bảo quản cà phê nhân

Để giữ được hương vị cà phê bạn có thể theo dõi những cách bảo quản mà Aeroco Coffee gợi ý sau đây nhé:

Bảo quản bằng bao

  • Trước khi cho vào bao bạn cần và nên đảm bảo độ ẩm dưới 13%

  • Tạp chất trong cà phê thì tốt nhất nên là dưới 0.5%

  • Sát trùng kĩ càng, vệ sinh sạch sẽ nơi chứa  trước khi đưa vào bảo quản

  • Bao cà phê cần được để cách tường và nền một khoảng nhất định

  • Đảo thứ tự xếp bao, khoảng 3 tuần một lần để tránh bao nằm dưới bị nén chặt

Bảo quản rời trong các xi lô

Khi bảo quản bằng cách này, cà phê sẽ được nằm gọn trong các xi lô bê tông, hoặc gỗ khép kín. Cách này cũng giúp chúng ta có thời gian bảo quản lâu hơn, không chiếm diện tích kho chứa mà còn tiết kiệm cả bao bì.

►Xem thêm: Cafe nhân xanh có giúp giảm cân như lời đồn?

Trên đây là những kiến thức về quy trình cũng như cách bảo quản cà phê nhânAeroco Coffee cung cấp. Đừng bỏ qua những thông tin bổ ích và thú vị về cà phê tại Aeroco Coffee nhé!

← Bài trước Bài sau →

Đăng ký nhận tin

Đăng ký Email để được nhận thông tin về các chương trình ưu đãi từ AEROCO COFFEE