Nguyên nhân khiến cà phê Robusta có vị chua

Cà phê từ lâu được biết đến là loại thức uống mang vị đắng đặc trưng với hương thơm quyến rũ, đậm đà. Người ta hay nói: "Đời đắng như ly cà phê" cũng với lí do đó. Thế nhưng thật sự bên cạnh vị đắng chát đầu lưỡi ấy là vị chua thanh nhẹ nhàng của cà phê. Vậy nguyên nhân khiến cà phê Robusta có vị chua là gì? Hãy để Aeroco Coffee lí giải cho bạn nhé!

Vì sao cà phê Robusta có vị chua?

►Xem thêm: Cà phê hạt rang và câu chuyện đằng sau tạo nên hương vị tuyệt hảo

Lí do khiến cà phê Robusta có vị chua

Bản chất cà phê có chưa axit và đặc tính acidity thế nên trong cà phê luôn có vị chua sẵn. Thêm một chi tiết thú vị nữa là trong cà phê chứa tận hơn 30 loại axit hữu cơ riêng lẻ. Vị chua và đắng trong Robusta được ví như vị socola, ban đầu là hơi chua nhẹ, sau đó là vị đắng đọng lại sau khi nuốt. Dưới đây là những nguyên do chính khiến cà phê Robusta có vị chua

Mức độ rang

Mức độ rang ảnh hưởng đến độ chua của cà phê 

Với mỗi mức độ rang khác nhau chúng ta sẽ có những loại cà phê với hương vị khác nhau. Cà phê Robusta nếu được rang nhẹ thì vị chua càng rõ hơn, người trong nghề thường gọi là Light roast.

Hạt cà phê Robusta rang nhạt được lấy ra khi nghe tiếng nổ (rack) đầu tiên, tầm ở nhiệt độ khoảng 195 độ C - 205 độ C. Hạt cà phê Robusta rang mộc ở nhiệt độ này còn có cách gọi khác là City roast, rất được ưa chuộng ở các nước Bắc Âu.

Hạt cà phê Robusta rang nhạt có độ đắng thấp nhất, đồng thời giữ lại được tối đa vị chua tự nhiên, hương thơm phong phú đầy lôi cuốn tạo nên khác biệt mới lạ. 

►Xem thêm: Cà phê hạt rang và câu chuyện đằng sau tạo nên hương vị tuyệt hảo

Phương thức chế biến

Phương pháp chế biến cũng ảnh hưởng đến độ chua của cà phê Robusta rất nhiều. Nếu cà phê chế biến theo kiểu Honey và ướt thì sẽ giữ lại được hàm lượng axit vốn có trong trái cà phê tươi. Bên cạnh đó, quá trình lên men cũng tạo thêm một số axit hữu cơ cho hạt cà phê. Đó là lí do khiến cà phê Robusta sơ chế ướt và Honey có độ chua nhiều hơn. 

Với cà phê Robusta được chế biến theo cách phơi khô tự nhiên thì hàm lượng axit tự nhiên sẽ bị tiêu hủy nên độ chua của cà phê cũng giảm đi nhiều.

Quá trình chế biến ảnh hưởng rất nhiều đến cà phê Robusta có vị chua

Điều kiện thổ nhưỡng

Những chất dinh dưỡng trong đất trồng cà phê cũng là một trong những lí do làm cho cà phê Robusta chua. So sánh điều kiện thổ nhưỡng của Lâm Đồng và Đắk Lắk - 2 tỉnh trồng cà phê Robusta nhiều nhất của nước ta: 

Ở Lâm Đồng, đất đỏ giàu khoáng chất sẽ làm cho hàm lượng các loại axit hữu cơ trong cà phê cao. Còn ở Đắk Lắk, đất bazan ở đây có hàm lượng khoáng chất ít hơn nên cà phê Robusta có vị chua ít hơn.

►Xem thêm: Mách nhỏ cho bạn biết cách nhận biết cà phê mộc

Thời gian pha chế

Trong quá trình pha, thời gian cũng ảnh hưởng rất nhiều đến độ chua. Nếu bạn pha phin có lỗ quá lớn, cà phê chảy quá nhanh (thời gian pha nhanh) thì cà phê Robusta chua nhiều hơn. Ngược lại nếu giọt cà phê chảy quá chậm, cà phê sẽ đắng. Tốc độ pha tốt nhất của cà phê pha phin là khoảng 1 giọt/giây.

Vị chua tạo nên vị ngon của cà phê Robusta

Một ly cà phê được đánh giá là ngon phải cân bằng được vị acidity, cho bạn cảm giác như khi cắn một miếng của trái táo, có vị vừa chua vừa ngọt, tươi sáng và sống động. Cà phê có vị đắng gắt là cà phê đã bị pha tạp chất và kém chất lượng. Ngoài vị chua thanh là vị đắng dịu nhẹ, hương nồng nàn quyên rũ, không chua gắt, không đắng đậm, dậy mùi thơm chứ không phải mùi hắc. 

Thưởng thức cà phê giống như là một quá trình nghệ thuật, bạn cần cảm nhận một cách tinh tế và tỉ mỉ.

Vị chua cũng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của cà phê

Aeroco hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu lí do tại sao cà phê Robusta có vị chua và cách để chọn được những loại cà phê phù hợp với sở thích của bản thân. Hãy ghé ngay đến gian hàng cà phê đặc sản của Aeroco Coffee để rinh về cho mình những sản phẩm thơm ngon và hảo hạng nhất nhé.

← Bài trước Bài sau →

Đăng ký nhận tin

Đăng ký Email để được nhận thông tin về các chương trình ưu đãi từ AEROCO COFFEE