Quy trình chế biến cà phê khô

Mỗi phương pháp chế biến cà phê sẽ khiến cho cà phê có mùi vị khác nhau. Phương pháp chế biến khô không phức tạp như chế biến ướt và được xem là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng Aeroco Coffee đi tìm hiểu về phương pháp chế biến cà phê khô cùng quy trình chế biến của nó trong bài viết dưới đây nhé!

Chế biến cà phê khô là gì?

Chế biến khô là phương pháp chế biến cà phê lâu đời và đơn giản nhất trên thế giới. Phương pháp chế biến này thường được áp dụng ở những nơi chưa có điều kiện để chế biến ướt hay chế biến mật ong hoặc những nơi vẫn đang thực hiện theo phương pháp truyền thống lâu đời.

Phương pháp chế biến khô phổ biến nhất là việc trải và dàn đều cà phê lên sân, phơi khô chúng dưới ánh nắng tự nhiên của mặt trời nên còn có tên gọi là “Natural Process” hay “Dry Process”.

Phương pháp chế biến cà phê khô

Quy trình chế biến cà phê khô?

Quả cà phê sau khi thu hoạch sẽ được loại bỏ các loại tạp chất bên ngoài như lá, đất, đá... hoặc những quả bị hư hỏng. Cà phê được phơi khô trực tiếp trên sân bê tông dưới ánh nắng mặt trời tự nhiên trong khoảng 30 ngày cho đến khi độ ẩm của quả cà phê giảm xuống còn 10 -12%.

Trong quá trình phơi khô phải thường xuyên cào đảo đều quả cà phê để quả được khô đồng đều, hạn chế sự phát triển của các loại nấm mốc nếu cà phê bị ẩm. Buổi tối cần gom lại một chỗ và đậy bạt để tránh quả bị dính sương làm tăng độ ẩm của cà phê.

Ngoài phương pháp phơi khô trực tiếp thì ở một số nơi cũng sử dụng máy sấy để rút ngắn thời gian làm khô quả cà phê như các loại máy sấy tĩnh có kết hợp với đảo, trộn, máy sấy tháp, máy sấy tầng...

Sau khi cà phê được phơi khô sẽ xay quả cà phê bằng máy để tách và lấy phần nhân bên trong. Mỗi quả cà phê sẽ có 1 đến 2 nhân bên trong. Cà phê được lấy nhân sẽ được loại bỏ tạp chất và chọn lọc cà phê theo các kích thước. Ở bước cuối cùng này, nhân cà phê sẽ được sản xuất để đem bán, hoặc rang xay và đóng gói bảo quản.

► Xem thêm: Bật mí cách trộn cà phê thơm ngon, hấp dẫn

Ưu và nhược điểm của phương pháp chế biến khô

Ưu điểm

Không giống với phương pháp chế biến ướt phải sử dụng rất nhiều nước trong quá trình chế biến cà phê, phương pháp chế biến khô này được làm trong một quy trình thân thiện với môi trường, dễ dàng, thuận tiện khi chế biến cà phê. Ở những nơi không có nguồn nước dồi dào thì đây là một sự lựa chọn hoàn hảo để chế biến cà phê.

Nhược điểm

Do không có sự đồng đều chất lượng cà phê, từ khâu thu hoạch cho đến quá trình kiểm soát lên men của cà phê (phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết). Bởi vậy, phương pháp chế biến khô chỉ được áp dụng cho những loại hạt cà phê cao sản, kém chất lượng và cũng cho ra đời những thành phẩm kém hơn hẳn so với các phương pháp chế biến cà phê còn lại.

 Những quả cà phê không đồng màu, không đồng kích thước và kém chất lượng

Hương vị cà phê chế biến khô

Hạt cà phê được chế biến khô sẽ mang vị ngọt, đắng tự nhiên, ít chua và có vị hương hoa quả như hương việt quất, dâu tây hay các mùi hoa quả nhiệt đới. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng sẽ xuất hiện mùi cỏ dại hay mùi hoa quả lên men.

► Xem thêm: Cà phê chế biến ướt là gì? Quy trình lên men ướt cà phê

Trong bài viết trên, Aeroco Coffee đã đưa các bạn đi khám phá về phương pháp chế biến khô và quy trình chế biến của nó. Aeroco luôn hy vọng những kiến thức này sẽ góp phần trau dồi thêm vốn hiểu biết và kiến thức cho bạn!

 
 
← Bài trước Bài sau →

Đăng ký nhận tin

Đăng ký Email để được nhận thông tin về các chương trình ưu đãi từ AEROCO COFFEE