Muốn có tỷ lệ nảy mầm cao nên áp dụng kỹ thuật ươm hạt cà phê này

Có bao nhiêu cách thức ươm hạt giống cà phê và kỹ thuật ươm hạt cà phê là như thế nào để mang lại hiệu quả cao. Mời bà con cùng tìm hiểu với Aeroco Coffee.

Có hai kỹ thuật ươm hạt cà phê: một là kỹ thuật ươm hạt cà phê trên luống, hai là kỹ thuật ươm giống trực tiếp vào bầu. Kỹ thuật nào cũng có những ưu nhược điểm riêng biệt, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng địa phương mà bà con có thể chọn ra một trong hai cách thức ươm này để mang lại hiệu quả cây trồng cao nhất.

► Xem thêm: Uống cà phê có tác dụng gì không?

1. Chuẩn bị bầu ươm

  • Bầu ươm chính là các túi nilon có kích thước 18cm×25cm, không nên dùng loại túi nilon quá nhỏ vì sẽ dễ khiến cho rễ bị cong.
  • Đất dùng để ươm cà phê là loại đất có độ tơi xốp cao, được trộn chung cùng với hỗn hợp phân bón theo tỷ lệ: 1 xe rùa đất + 5kg phân hữu cơ + 0.1kg phân lân.
  • Bầu ươm xong cần được xếp thành hàng ngang ngay ngắn để tiện cho quá trình theo dõi và chăm sóc.
  • Thiết kế lưới che xung quanh vườn.
  • Hạt giống ươm phải là loại giống có chất lượng tốt, năng suất cao và phẩm chất hạt tốt. Bà con nên chọn các giống cà phê Tr4, Tr9, cà phê xanh lùn.

Giống cà phê Tr4

2. Kỹ thuật ươm hạt cà phê trên luống

  • Luống đất ươm hạt có độ cao từ 15cm - 20cm và có độ rộng khoảng 120cm trở lại. Phần đất trên luống phải mềm và tơi xốp. Với luống đất ươm này, bà con nên trộn thêm một ít nguyên liệu khác như cát hoặc vỏ trấu nhằm tăng thêm độ tơi xốp và giúp cho hạt nảy mầm tốt hơn. Luống ươm cần được che chắn, không để ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp vào hạt và tuyệt đối không bị úng nước.

Kỹ thuật ươm hạt cà phê trên luống

  • Xung quanh luống ươm, phần ngoài luống nên sử dụng gạch hoặc ván vây lại để đất không bị xói mòn trong quá trình tưới nước hoặc trời mưa xuống.
  • Sau khi hoàn thiện luống đất ươm, hãy rải một lớp hạt mầm lên luống ươm để ngăn xói mòn và luống ươm sẽ được dưỡng ẩm tốt hơn.
  • Có thể phủ lên trên hạt một lớp cát mịn dày khoảng 1cm - 2cm.
  • Đối với lớp trên cùng, bà con nên sử dụng thêm rơm, trấu hoặc là mùn cưa gỗ để che chắn, tránh ánh nắng cho hạt mầm; dưỡng ẩm và giữ hạt không bị nổi lên trên khi chúng ta tưới nước.
  • Mỗi ngày bà con tưới nước khoảng 1-2 lần bằng bình phun sương hoặc bình xoa để giữ cho đất luôn đủ độ ẩm; đây chính là điều kiện tốt nhất để hạt nảy mầm đạt hiệu quả cao nhất. Khi gieo hạt trong thời tiết lạnh, bà con nên tưới nước ấm khoảng 60 độ để giúp hạt nhanh nảy mầm hơn.
  • Khi nào hạt bắt đầu nhô ra khỏi rơm thì chúng ta gỡ bỏ lớp rơm, trấu, mùn cưa đi và mỗi ngày cần tưới nước đầy đủ để giữ độ ẩm cho đất.
  • Chọn lựa những cây có bộ rễ khỏe mạnh, rễ thẳng những cây rễ cong thì nên loại bỏ ngay rồi tiếp theo tiến hành cắm cây vào bầu ươm.
  • Bầu ươm cần phải tưới nước cho thật đẫm trước khi cắm cây vào cần phải tưới nước cho thật đẫm.
  • Lấy dùi gỗ vót cho thật nhọn một đầu với đường kính khoảng 1cm. Cắm dùi xuống bầu để tạo lỗ, tùy vào chiều dài của lỗ để tạo độ sâu tương ứng. 
  • Cho cây vào lỗ, rút dùi đắp chặt đất lại quanh thân cây, thao tác này cần làm nhanh và khéo léo,  phần đất quanh cây cần đắp đủ chặt nếu không bộ phận rễ sẽ chậm phát triển khiến cây bị còi cọc.

►Xem thêm: Đắk Lắk - vùng đất có các loại cafe ngon nhất ở Việt Nam

3. Kỹ thuật ươm hạt cà phê trực tiếp vào bầu ươm

Kỹ thuật ươm hạt cà phê trực tiếp vào bầu ươm

  • Hạt giống cà phê sau khi đã qua xử lý sẽ được cho vào túi vải bọc kín lại, xếp vào rổ đặt ở nơi thoáng mát để tiến hành ủ mầm. Rưới nước ấm khoảng 60 độ C thường xuyên vào túi, rổ đựng hạt cần cách mặt đất để khi tưới nước để không bị đọng nước bên dưới, gây úng mầm.
  • Sau thời gian 2-3 tuần thì hạt sẽ nảy mầm, chọn ra những hạt nảy mầm để ươm những hạt nào chưa nảy mầm thì tiếp tục ủ cho đến khi nào nảy mầm.
  • Sử dụng đũa tre hoặc dùi gỗ để chọc lỗ có đường kính khoảng 1cm, sau đó đặt hạt cà phê giống vào lỗ rồi phủ một lớp đất mịn, sau đó ấn đất kín quanh lỗ; nên gieo úp hạt cà phê, không nên gieo hạt nằm dọc.
  • Khuyến khích bà con sử dụng rơm, trấu, mùn cưa hoặc là lưới nilon phủ lên trên bầu ươm, luôn nhớ tưới nước thường xuyên để cây nảy mầm tốt nhất. Chăm sóc cây mầm cho đến khi nào cây đủ lớn thì có thể mang ra vườn trồng.

►Xem thêm: Các tác dụng của cà phê mà không phải ai cũng biết

Bên trên là hai kỹ thuật ươm hạt cà phê được hộ trồng áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng thông qua bài viết của Aeroco Coffee và tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng vùng, bà con nông dân đã chọn được phương pháp tốt nhất cho việc gieo trồng cà phê của mình.

← Bài trước Bài sau →

Đăng ký nhận tin

Đăng ký Email để được nhận thông tin về các chương trình ưu đãi từ AEROCO COFFEE