Cà phê Robusta chế biến ướt có gì đặc biệt?

Cà phê thường được chế biến theo 2 phương pháp phổ biến là chế biến khô và chế biến ướt. Trong đó, cà phê Robusta chế biến ướt sẽ cho ra một hương vị khá đặc biệt. Hãy cùng Aeroco Coffee tìm hiểu xem Robusta chế biến ướt có quy trình như thế nào và bao gồm những bước gì nhé!

Chế biến ướt cà phê

Cà phê robusta được chế biến ướt đặc biệt như thế nào?

Chế biến ướt (lên men ướt – Wet Process) là một quy trình chế biến cà phê gồm các công đoạn: chà xát quả cà phê để tách đi vỏ quả, ngâm ủ cho chất nhầy tự lên men, phơi sấy để thu được cà phê thóc. Phương pháp này sẽ giúp hạt cà phê đồng đều về màu sắc, về kích cỡ hạt, khi pha ra uống có hương thơm đặc biệt, độ đồng đều lên đến 97 - 98%. 

Cà phê Robusta chế biến ướt thường được chọn lọc bằng tay, chỉ chọn những trái chín trên cây. Người ta thương chọn hạt cà phê Robusta truyền thống, hạt nhỏ nhưng uống rất ngon, khác với cà phê Robusta giống cao sản, hạt to, ruột rỗng, uống vị nhạt, không được ngon.

Đặc tính của cà phê robusta chế biến ướt

Ưu điểm

Cà phê Robusta chế biến ướt giúp phát triển được tối đa hương vị trong hạt cà phê. Tạo ra một phẩm chất vị cao hơn cho cà phê, vì hạt cà phê được lên men bởi hệ enzim của hạt và hệ enzim vi sinh vật.

Nhược điểm

Cần phải theo dõi sát sao suốt quy trình lên men để đạt được hiệu quả cao, tránh việc có các hương vị không mong muốn do lên men quá mức. Quá trình này khá tốn kém so với phương pháp chế biến khô chỉ cần phơi dưới ánh mặt trời. Việc sử dụng nhiều máy móc và lượng nước xả thải lớn khiến chi phí sản xuất khá cao.

►Xem thêm: Cà phê Robusta hương vị tinh túy khó quên

Đặc tính của cà phê Robusta được chế biến ướt

Quy trình chế biến ướt cà phê

Phân loại cà phê

Đem cà phê trái sau khi thu hoạch được về cho vào bể nước để phân loại, để tránh quả cà phê bị mất nước thì bước này được thực hiện càng sớm càng tốt. Trái nào đã chín khô, hư sẽ nổi lên trên. Sau đó, đem chế biến ướt những trái chìm xuống bể, loại bỏ cả lá và các tạp chất khác khỏi cà phê.

Loại bỏ vỏ

Xát vỏ nhanh chóng, để tránh quá trình lên men ngoài ý muốn và có các vị lạ trong hạt cà phê. Vì vỏ quả cà phê rất dày, khó bị vi sinh vật phân hủy trong môi trường tự nhiên, nên cần phải loại bỏ vỏ cà phê. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình chế biến ướt cà phê.

►Xem thêm: Cùng Aeroco tìm hiểu về Robusta, hương vị và cách pha chế

Quy trình chế biến ướt cà phê Robusta 

Lên men

Cho cà phê đã được bỏ quả vào nước để lên men với tỷ lệ 1:1. Đây cũng là một khâu rất quan trọng trong quá trình chế biến ướt cà phê, vì sẽ ảnh hưởng đến vị của cà phê thành phẩm. Quá trình lên men phải được theo dõi cẩn thận để đảm bảo được hương vị của hạt cà phê. Cà phê thông qua lên men mất từ khoảng 24 đến 36 giờ tùy thuộc vào các loại cà phê.

Khi nắm cà phê trên tay không còn cảm giác nhầy và nham nhám của lớp vỏ trấu là hoàn thành quá trình lên men. Đảo đều bằng tay hoặc bằng máy để có sự ma sát giữa các hạt trút bỏ được chất nhầy, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch.

Làm khô hạt cà phê

Làm khô hạt bằng cách sấy trong nhà hoặc phơi ngoài trời để hạ độ ẩm của hạt cà phê xuống 12 - 13%. Sau đó đóng gói cà phê lại và bảo quản kĩ càng.

►Xem thêm: 5 lí do cà phê nhân Robusta giữ vững vị trí số 1 tại Việt Nam

Trên đây là những điều đặc biệt của cà phê robusta chế biến ướt. Hy vọng bài viết này Aeroco Coffee đã mang lại cho bạn nhiều thông tin thật vị.

← Bài trước Bài sau →

Đăng ký nhận tin

Đăng ký Email để được nhận thông tin về các chương trình ưu đãi từ AEROCO COFFEE