Nguồn cung cấp cà phê nhân mà không phải ai cũng biết

Cà phê nhân là những hạt cà phê có màu xanh trước khi được rang xay, hay còn gọi là cà phê hạt sống. Nguồn cung cấp cà phê nhân rất đa dạng không chỉ riêng tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Hôm nay, hãy cùng Aeroco Coffee khám phá tất cả những nơi cung cấp cà phê nhân nhé!

► Xem thêm: Tác dụng thần kỳ của cà phê nhân đối với sức khỏe

Nguồn cung cấp cà phê nhân trên thế giới

Brazil

Brazil được xem là đồn điền cà phê lớn nhất trên thế giới với thâm niên hơn 150 năm. Quy mô trang trại trung bình từ 0,5 ha (nông trại nhỏ) đến 10.000 ha (trang trại lớn). Sản lượng xuất khẩu hàng năm rơi vào khoảng 45 - 60 triệu bao (60kg) và dân số tham gia vào ngành cà phê ở đây khoảng 360.000 công, nông dân. 
Brazil là nước tiêu thụ cà phê nội địa rất cao nhất trong các nước sản xuất cà phê khoảng 600.000 tấn cà phê/năm và lượng tiêu thụ bình quân đầu người tại đây lên đến 4,7kg/năm. Giống cà phê phổ biến tại đây là Bourbon (chủ yếu là Bourbon vàng), Typica, Catuai, Catimor thuộc Arabica, Maragogype… và được chế biến theo phương pháp khô và truyền thống. Vì thế Brazil được coi là thủ phủ - nguồn cung cấp cà phê nhân nhiều nhất hiện nay.


Brazil đồn điền cà phê của thế giới

Colombia

Colombia có khoảng 600.000 trang trại gia đình, diện tích từ 1 - 5 ha  ở các vị trí có độ cao từ 1.200 đến 2000m so với mặt nước biển. Ngay cả khi nhiệt độ và lượng mưa tại Colombia không đạt tiêu chuẩn, sản lượng cà phê tại quốc gia này vẫn đạt khoảng 810.000 tấn/năm. Sản xuất xuất khẩu đạt 11-13 triệu bao (60kg)/ năm và dân số tham gia vào ngành cà phê xấp xỉ 600.000 công, nông dân. Hầu hết cà phê ở Colombia chủ yếu là giống cà phê Bourbon vàng/hồng, Typica, Caturra… thuộc loài Arabica, Castillo, …
Năm 2008, bệnh gỉ sắt kéo đến và khiến Colombia mất đi vị thế thứ 2 của mình (đứng sau Brazil và bị Việt Nam vượt mặt), nhưng hiện nay Colombia vẫn đang ở top 5 nguồn cung cấp cà phê nhân trên thế giới (10 triệu bao/năm) và sản lượng tiêu thụ nội địa hàng năm đạt 20%.

Ethiopia

Ethiopia là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất tại Châu Phi. Đây là nơi đầu tiên được ghi nhận có sự xuất hiện của giống cà phê Arabica. Với lịch sử hơn 1000 năm, tất cả người dân ở Ethiopia đã xem đây là công việc chính với sản lượng cà phê thu hoạch được mỗi năm khoảng 384.000 tấn và chiếm 28% sản lượng xuất khẩu mỗi năm. Diện tích trồng cà phê tại đây là 5,4 triệu ha, trong đó các cây cà phê lâu năm chiếm khoảng 60% diện tích đất trồng. Hiện nay Ethiopia là nguồn cung cấp cà phê nhân lớn thứ 5 thế giới, chiếm gần 10% tổng lượng cà phê nhập khẩu sang các nước khác.  

Ấn Độ

Sản xuất cà phê ở Ấn Độ đều tập trung ở các bang phía Nam như Karnataka chiếm 71% tổng sản lượng, Kerala với 21% và Tamil Nadu 5%. Tại đây, sản lượng cà phê được ghi nhận hàng năm khoảng 348.000 tấn/ năm. Ấn Độ là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai tại Italia (sau Brazil) và sản xuất cà phê lớn thứ sáu trên thế giới. Ấn Độ là một trong những quốc gia Châu Á ( bao gồm Việt Nam và Nepal) tạo ra 33% sản lượng cà phê của thế giới. Hiện nay, tại Ấn Độ có khoảng 250.000 người trồng cà phê trong nước với quy mô nhỏ (chiếm 98%). Cà phê ở đây thường được xuất khẩu sang Nga, Bỉ, Đức… trong đó sản lượng cà phê Robusta chiếm gần 70% sản lượng cà phê. Có thể nói, Ấn Độ cũng là nguồn cung cấp cà phê nhân hàng đầu của thế giới.

Mexico

Mexico được biết đến như là quốc gia có khả năng sản xuất ra giống Arabica đạt được chất lượng cao. Trong điều kiện thuận lợi thì sản lượng cà phê mỗi năm của Mexico vượt hơn 6 triệu bao, còn mức thông thường là 4,5 triệu bao, đạt khoảng 234.000 tấn/năm và đa số được xuất khẩu sang Mỹ. Tại Mexico, diện tích trồng cà phê đạt 718.000 ha với bang Chiapas chiếm tỷ lệ cao nhất (39%), Veracruz (30%), Oaxaca (13%) và 17% còn lại được sản xuất tại các bang khác. Mexico được coi là nguồn cung cấp cà phê xanh với sản lượng khá cao của thế giới nhất là tại Mỹ.

► Xem thêm: Bí quyết bảo vệ sức khỏe và giữ dáng với cà phê nhân

Nguồn cung cấp cà phê nhân tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng sản xuất và cung cấp cà phê nhân trên toàn thế giới đặc biệt là Robusta và Arabica.

Tây Nguyên

Diện tích đất trồng cà phê tại các tỉnh vùng Tây Nguyên đạt khoảng 603.500 ha (chỉ tính diện tích đang thu hoạch) với sản lượng hàng năm đạt hơn 1,64 triệu tấn, năng suất bình quân là 2,74 tấn/ha. Trong đó, diện tích đất trồng cà phê lớn nhất là tỉnh Đắk Lắk (210.000 ha), Lâm Đồng (162.000 ha); Đắk Nông (135.000 ha); cuối cùng là Gia Lai (82.500 ha) và Kon Tum (14.000 ha). Con số này đang ngày càng được gia tăng và mở rộng nhanh.

Cánh đồng cà phê tại Đà Lạt (Lâm Đồng)

Sơn La

Được mệnh danh là thủ phủ cà phê Arabica với diện tích lớn và cho sản lượng hơn 30.000 tấn cà phê/ năm. Sơn La có nhiều lợi thế về thời tiết, điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng cà phê. Chính những ưu thế này đã giúp nhiều vùng ở Sơn La có sản lượng cà phê trồng hàng năm rất lớn như: thành phố Sơn La, Mai Sơn, Sốp Cộp, Yên Châu, Thuận Châu… 

Nghệ An

Do nằm ở khu vực Trung Bộ nên Nghệ An không có kiểu thời tiết mát mẻ nhưng đây vẫn là khu vực có sản lượng cà phê lớn của cả nước ta, đặc biệt là khu vực Phủ Quỳ. Với hơn 13.400 ha đất bazan, Phủ Quỳ gần như phủ kín một màu xanh của cà phê, chủ yếu là Arabica và sản lượng đạt được hàng năm hơn 7.000 tấn.

► Xem thêm: Cà phê nhân xanh có giúp giảm cân như lời đồn?

Trên đây là những kiến thức về nguồn cung cấp cà phê nhân của Việt Nam và thế giới mà Aeroco Coffee đã tóm lược. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.

← Bài trước Bài sau →

Đăng ký nhận tin

Đăng ký Email để được nhận thông tin về các chương trình ưu đãi từ AEROCO COFFEE